Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là gì? Nhiều bạn sinh viên khi làm bài báo cáo tốt nghiệp với các chủ đề Phân tích tài chính doanh nghiệp, khi làm đến phần Thực trạng và giải pháp đều cần đưa ra Phương pháp và Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Ở bài viết này, Admin chia sẻ đến các bạn Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ đến nhiều bạn bè và đánh giá tốt cho mình nhé. Ngoài chia sẻ các tài liệu, đề tài, đề cương và các mẹo vặt viết báo cáo tốt nghiệp đạt điểm cao thì Admin còn nhận viết Báo cáo tốt nghiệp thuê.
Hỗ trợ các bạn sinh viên hoàn thiện báo cáo tốt nghiệp nếu các bạn gặp khó khăn. Hãy liên lạc ngay đến Zalo của Admin nhé!
Phương pháp và nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Các phương pháp phân tích
Để phân tích tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng một hay tổng thể các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính Doanh nghiệp. Các phương pháp được sử dụng phổ biến là: Phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp DUPONT, phương pháp đồ thị, phương pháp biểu đồ, phương pháp phân chia, phương pháp toán tài chính… Trong các phương pháp trên người ta thường hay sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và trong phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý những vấn đề sau:
- Thứ nhất: Điều kiện so sánh.
- Phải tồn tại ít nhất hai đại lượng (hai chỉ tiêu).
- Các đại lượng (các chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
- Thứ hai: Xác định gốc để so sánh.
Gốc so sánh có thể xác định tại từng thời điểm cũng có thể xác định trong từng kì.
- Thứ ba: Kỹ thuật so sánh.
- So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kì gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.
- Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ. Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính
(DUPONT)
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lí của doanh nghiệp, để thấy được sự tác động của các mối quan hệ giữa việc tổ chức sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp người ta xây dựng hệ thống chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó. DUPONT là công ty đầu tiên ở Mỹ đã thiết lập và phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp như thu thập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. Phương pháp này có ý nghĩa áp dụng trong thực tế rất cao.
Xem thêm bài viết mới
Nội dung phân tích khái quát tình hình Tài chính doanh nghiệp
Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo tài chính).
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lí doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính trên ý nghĩa đó, nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể đánh giá doanh nghiệp tăng trưởng hay suy thoái, doanh nghiệp đảm bảo hay không đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp phát triển hay chuẩn bị phá sản.
Bảng cân đối kế toán được trình bày hai phần: Phần “Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.
- Đánh giá khái quát về tài sản
- Về mặt kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản”, cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản.
- Về mặt pháp lý, phần “Tài sản” thể hiện tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lí, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai.
- Đánh giá khái quát tình hình vốn
- Về mặt kinh tế, khi phân tích “Nguồn vốn” người sử dụng có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lí, người sử dụng bảng cân đối kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng kí kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay của ngân hàng và vốn vay của các đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với cổ đông, với nhà cung cấp, với Nhà nước…
Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kì kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường. Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp cũng như chi tiết các chỉ tiêu về thuế GTGT.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm ba phần:
- Phần 1: Lãi, lỗ.
- Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán.
Trên đây là bài viết chia sẻ Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Admin đã dành thời gian để chia sẻ đến các bạn sinh viên, thật xứng đáng được các bạn like và share! Và thêm vào đó, nếu bạn nào chưa chọn được đề tài viết báo cáo thực tập tốt nghiệp các ngành hãy inb đến Zalo cho mình. Mình luôn sẵn sàng tư vấn 24/7 và hỗ trợ các bạn nhiệt tình.
Ngoài ra, sắp tới mình sẻ chia sẽ thêm nhiều bài viết mới, tài liệu mẫu hay về các ngành dành cho các bạn sinh viên. Các bạn hãy theo dõi thường xuyên để không bỏ lỡ những bài viết đặc sắc và hot nhất từ Tailieumau.net nhé!