Tài liệu báo cáo: Nội dung chủ yếu của hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Các bạn sinh viên làm báo cáo tốt nghiệp Xuất nhập khẩu. Khi đã chọn chủ đề về Nhập khẩu hàng hóa tại Doanh nghiệp. Ở phần phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa, thì các bạn hãy nên nêu Nội dug chủ yếu hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Ở bài viết chia sẻ tài liệu mẫu viết báo cáo này, Admin chia sẻ đến các bạn Nội dung chủ yếu của hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Hy vọng có thể giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo viết báo cáo thực tập.

Tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Nội dung chủ yếu của hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Hoạt động nhập khẩu có những nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều so với hoạt động kinh doanh nội địa do có sự khác biệt về chủ thể và khoảng cách địa lý. Vì vậy, để thực hiện hoạt động nhập khẩu có hiệu quả thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm. Mỗi bước, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu, thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt lợi thế nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.

1.3.1.Nghiên cứu thị trường

Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó xuất hiện khái niệm về thị trường. Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên, rất cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, không loại trừ doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gồm các công đoạn sau:

1.3.1.1.Nhận biết sản phẩm nhập khẩu

Mục đích của việc nhận biết sản phẩm nhập khẩu là lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có lợi nhất. Muốn vậy, doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Thị trường trong nước đang cần những mặt hàng gì? Các doanh nghiệp cần xác định được mặt hàng cùng với nhãn hiệu, mẫu mã, phẩm chất, giá cả và số lượng hàng hoá đó.
  • Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trong nước ra sao? Mỗi loại mặt hàng đều có thói quen tiêu dùng riêng, điều đó thể hiện ở thời gian tiêu dùng, thị hiếu và quy luật biến đổi của quan hệ cung cầu về mặt hàng đó trên thị trường.
  • Mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? Bất cứ một sản phẩm nào cũng đều có chu kỳ sống riêng. Nắm được mặt hàng mà doanh nghiệp dự tính kinh doanh đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống sẽ xác định được các biện pháp cần thiết để nâng cao doanh số bán hàng và thu được nhiều lợi nhuận.
  • Tình hình sản xuất của mặt hàng đó trong nước như thế nào? Muốn kinh doanh có hiệu quả thì bất kể doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến quan hệ cung cầu về mặt hàng kinh doanh. Vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần xem xét ở đây là: khả năng sản xuất, thời vụ sản xuất, tốc độ phát triển của mặt hàng đó trong nước. Việc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu không chỉ dựa vào những tính toán, ước tính và những biểu hiện cụ thể của hàng hoá mà còn dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu thị trường để dự đoán các xu hướng biến động của giá cả thị trường trong và ngoài nước, khả năng thương lượng để đạt tới điều kiện mua bán ưu thế hơn.

1.3.1.2.Nghiên cứu dung lượng thị trường

Đối với người nhập khẩu, việc tìm hiểu dung lượng thị trường hàng hoá cần nhập là rất quan trọng. Có thể hiểu dung lượng thị trường của một hàng hoá là một khối hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định (thế giới, khu vực, quốc gia) trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu thật của khách hàng, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các khu vực trên từng lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Cùng với việc xác định nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường, bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn mua bán.

Dung lượng thị trường là không cố định, nó thay đổi tuỳ theo diễn biến của tình hình tác động tổng hợp của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định.

1.3.1.3.Nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế.

Trên thị trường thế giới, giá cả chẳng những phản ánh mà còn điều tiết mối quan hệ cung cầu hàng hoá. Việc xác định đúng đắn giá hàng hoá trong nhập khẩu có một ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả thương mại quốc tế.

Giá cả trong hoạt động nhập khẩu là giá cả quốc tế. Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với một loại hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới. Giá cả đó phải là giá cả giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Dự đoán xu hướng biến động của giá cả và các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng ấy. Xu hướng biến động của giá cả hàng hoá trên thế giới rất phức tạp, có lúc theo chiều hướng tăng, có lúc theo chiều hướng giảm, có biệt có những lúc giá cả hàng hoá có xu hướng ổn định nhưng xu hướng này chỉ là tạm thời. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động trên thị trường thế giới trước hết phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự đoán về  tình hình thị trường loại hàng hoá đó, đánh giá đúng ảnh hưởng của nhân tố tác  động đến xu hướng vận động của giá cả hàng hoá.

Các nhân tố tác động đến giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới có rất nhiều và có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Khi dự đoán xu hướng biến động của giá cả trong thời gian dài cần phân tích đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác động lâu dài như: chu kỳ, giá trị… khi dự đoán xu hướng biến động của giá cả trong thời gian ngắn cần phân tích đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của những biến đổi về cung cầu và các nhân tố mang tính tạm thời như: thời vụ, nhân tố tự nhiên.

Lập phương án kinh doanh

Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường sau đó tiến hành lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu. Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ thể của một giao dịch mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Phương án kinh doanh là cơ sở cho các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ, phân chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ cụ thể để lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành liên tục, chặt chẽ.

Lập phương án kinh doanh bao gồm các bước chủ yếu sau:

1.Nhận định tổng quát về tình hình diễn biến thị trường

Phân tích đánh giá tình hình thị trường và nhà cung ứng nước ngoài. Mục tiêu của bước này là thông qua so sánh nhiều thị trường nhà cung ứng để chọn ra một số nhà cung ứng hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Trước hết để tiết kiệm thời gian và chi phí cần giới hạn việc đánh giá bằng cách loại bỏ ngay một số thị trường hiển nhân là không hấp dẫn đối với doanh nghiệp vì nhiều nguyên nhân thuộc về bản thân sản phẩm cũng là tiêu chuẩn loại bỏ ngay một số thị trường cung ứng.

Sau khi loại bỏ những thị trường cung ứng hoàn toàn không có triển vọng, các nhà cung ứng còn lại được đánh giá một cách khái quát theo những khía cạnh sau:

  • Môi trường chính trị
  • Môi trường kinh tế – môi trường văn hoá
  • Môi trường cạnh tranh

2.Đánh giá khả năng của doanh nghiệp

Đứng trước đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp cần thiết lập được bản đánh giá tương đối về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Một mặt doanh nghiệp có năng lực nào vượt trội, tình trạng hiện tại hoặc tiềm năng của doanh nghiệp như thế nào, nguồn lực mà doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh có thể huy động từ bản thân hoặc từ nguồn nào khác bên ngoài doanh nghiệp.

3.Xác định thị trường, mặt hàng và số lượng nhập khẩu

Sau khi phân tích khả năng nhà cung ứng và khả năng doanh nghiệp bước tiếp theo là lựa chọn mặt hàng nhập khẩu phù hợp với điều kiện kinh doanh. Mặt hàng này phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đề ra mà hai bên thoả thuận: giá cả, chất lượng, bao bì đóng gói…

Xác định đối tượng giao dịch để nhập khẩu gồm:

  • Địa điểm và thời gian giao dịch
  • Tên công ty đại diện giao dịch
  • Khối lượng và giá cả giao dịch
  • Hình thức giao hàng và phương thức thanh toán

4.Xác định thị trường và khách hàng tiêu thụ

Thị trường là tổng thể luôn gồm một số lượng rất lớn các khách hàng với những nhu cầu đặc tính mua và khả năng tài chính rất khác nhau vì vậy doanh nghiệp cần xác định đoạn thị trường để tiêu thụ sản phẩm sao cho có hiệu quả nhất cần chú ý các điểm sau:

  • Khách hàng mà doanh nghiệp nhằm vào phải rõ ràng cụ thể.
  • Phải đo lường được có nghĩa là quy mô và hiệu quả của thị trường phải đo lường được tính khả thi.

Doanh nghiệp phải nhận biết và phục vụ đoạn thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định.

5.Xác định giá cả mua bán trong nước

Giá cả hàng hoá nhập khẩu do hai bên tự thoả thuận. Nhưng bên nhập khẩu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây để đưa ra mức giá tối thiểu nhằm tối đa hoá lợi ích:

  • Phân tích giá hàng hoá cùng chủng loại trên thị trường trong nước và quốc tế tại thời điểm hiện tại hoặc giá cả có thể tham khảo của đối thủ cạnh tranh đã nhập về.
  • Giá phải đảm bảo được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra như: mục tiêu lợi nhuận đạt được sau khi trừ các khoản chi phí, thuế…

6.Đánh giá hiệu quả và khắc phục những hạn chế làm giảm hiệu quả kinh doanh

Hàng hoá nhập về kinh doanh trên thị trường kết quả thu được có thể lỗ hoặc lãi do có nhiều yếu tố phát sinh trong quá trình kinh doanh. Sau khi tiêu thụ hàng hoá cuối kỳ cần tổng kết đánh giá hiệu quả kinh doanh, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đề ra các biện pháp khắc phục.

Ngoài chia sẻ Nội dung chủ yếu hoạt động nhập khẩu hàng hóa, thì Admin còn có chia sẻ thêm nhiều Tài liệu hay khác. Các bạn có thể tham khảo thêm ở website: vietbaocaothuctap.net hoặc tại đây:

Tài liệu báo cáo: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu

Viết thuê lời cảm ơn chuyên đề báo cáo thực tập

A: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng

1.Giao dịch:

 Sau giai đoạn nghiên cứu thị trường, lựa chọn được khách hàng, mặt hàng kinh doanh, lập phương án kinh doanh, bước tiếp theo là doanh nghiệp cần phải tiến hành tiếp cận với đối tác bạn hàng để tiến hành giao dịch mua bán. Quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mại giữa các bên tham gia. Giao dịch bao gồm các bước: Hỏi giá, chào hàng (phát giá), đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận- xác nhận.

2.Đàm phán:

Là việc bàn bạc, trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. Đàm phán thường có các hình thức: Đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp trực tiếp.

3.Ký kết hợp đồng:

 Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, bên bán (người xuất khẩu) có nhiệm vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua (người nhập khẩu), bên mua có nhiệm vụ thanh toán toàn bộ số tiền theo hợp đồng.

Hợp đồng có thể coi như đã ký kết chỉ trong trường hợp các bên ký vào hợp đồng. Các bên phải có tư cách pháp lý, địa chỉ ghi rõ trong hợp đồng. Hợp đồng được coi như đã ký kết chỉ khi người tham gia có đủ thẩm quyền ký vào các văn bản đó, nếu không thì hợp đồng không được công nhận là văn bản có cơ sở pháp lý. Nhiều trường hợp có ký kết hợp đồng ba bên trở lên có thể thực hiện bằng tất cả các bên cùng ký vào một văn bản thống nhất hoặc bằng một văn bản hợp đồng tay đôi có trích dẫn trong từng hợp đồng đó với hai hợp đồng khác.

B: Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Giai đoạn này bao gồm các công việc như sau: thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm hàng hoá, làm thủ tục hải quan, nhận hàng, kiểm tra hàng hoá nhập khẩu, làm thủ tục thanh toán, khiếu nại và giải quyết khiếu nại nếu có.

1.Thuê phương tiện vận tải:

Doanh nghiệp lựa chọn phương thức thuê phương tiện vận tải cho phù hợp như: thuê tàu chợ, tàu chuyến hay tàu bao…tuỳ theo đặc điểm hàng hoá kinh doanh

Nếu nhập khẩu thường xuyên với khối lượng lớn thì nên thuê tàu bao, nếu nhập khẩu không thường xuyên nhưng với khối lượng lớn thì nên thuê tàu chuyến, nếu nhập khẩu với khối lượng nhỏ thì nên thuê tàu chợ.

2.Mua bảo hiểm hàng hoá:

Bảo hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người mua bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

3.Hợp đồng bảo hiểm:

Có thể là hợp đồng bảo hiểm bao hoặc hợp đồng bảo hiểm chuyến. Khi mua bảo hiểm bao, doanh nghiệp ký kết hợp đồng từ đầu năm còn đến khi giao hàng xuống tàu xong doanh nghiệp chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là “ Giấy báo bắt đầu vận chuyển”.

4.Làm thủ tục hải quan:

Thủ tục hải quan gồm có 3 nội dung chủ yếu:

Khai báo hải quan: Chủ hàng phải khai báo chi tiết về hàng hoá vào tờ khai hải quan một cách trung thực và chính xác, đồng thời chủ hàng phải tự xác định mã số hàng hoá, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu, tự tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan

Xuất trình hàng hoá: Hải quan được phép kiểm tra hàng hoá nếu thấy cần thiết

Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra các giấy tờ và hàng hoá, hải quan đưa ra quyết định cho hàng được phép qua biên giới (thông quan) hoặc cho hàng đi qua với một số điều kiện kèm theo hay hàng không được chấp nhận cho nhập khẩu… chủ hàng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hải quan.

5.Nhận hàng:

Doanh nghiệp nhập khẩu cần phải thực hiện các công việc như: Ký kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng; xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá về lịch tàu, cơ cấu hàng hoá, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận; cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng như vận đơn, lệnh giao hàng… nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải; theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản (nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề phát sinh trong việc giao nhận; thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu; thông báo cho các đơn vị đặt hàng chuẩn bị tiếp nhận hàng; chuyển hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc trực tiếp giao cho các đơn vị đặt hàng.

6.Kiểm tra hàng hoá nhập khẩu:

Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu dược kiểm tra. Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo chức năng, quyền hạn của mình. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu không bình thường thì mời bên giám định đến lập biên bản giám định.

7.Làm thủ tục thanh toán:

Có nhiều phương thức thanh toán như: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, thanh toán bằng phương thức nhờ thu, thanh toán bằng thư tín dụng (L/C),…Việc thanh toán theo phương thức nào cần phải được qui định rõ cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán theo đúng qui định trong hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký.

8.Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng hoá bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát không đúng như trong hợp đồng đã ký thì doanh nghiệp cần lập hồ sơ khiếu nại. Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách giải quyết khác nhau. Nếu không tự giải quyết được thì làm đơn gửi đến trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế theo quy định trong hợp đồng.

Trên đây là Nội dung chủ yếu hoạt động nhập khẩu hàng hóa – một tài liệu tham khảo, Admin chia sẻ đến các bạn sinh viên Xuất nhập khẩu. Trong quá trình làm bài, nếu bạn vẫn còn băn khoăn hay lo toan điều gì thì hãy liên hệ ngay Zalo của admin. Admin sẽ hỗ trợ các bạn viết báo cáo thực tập.

, , , , , , , ,