Ngành Marketing ngày càng được phát triển và ưa chuộng ở nước ta. Hơn hết, được ứng dụng mạnh và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và các doanh nghiệp. Vì vậy, đã có nhiều bạn trẻ lựa chọn học ngành Marketing, tuy nhiên, có một số bạn vẫn hãy còn mơ hồ về Khái niệm marketing, vai trò, chức năng và mục tiêu của marketing.
Nên khi làm bài báo cáo thực tập/ báo cáo tốt nghiệp marketing các bạn chưa nêu được phần Cơ sở lí luận về Marketing và thường dễ bị mất điểm phần này. Nhận thấy điều đấy nên, Tailieumau.vn muốn chia sẻ đến các bạn bài viết Khái Niệm, Vai trò, Chức năng và Mục tiêu của Marketing.
Hy vọng các bạn có thêm tài liệu tham khảo. Ngoài ra, nếu bạn nào có nhu cầu cần sử dụng Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập/ báo cáo tốt nghiệp thì có thể tham khảo các Dịch vụ như:
- Dịch vụ viết báo cáo thực tập tại Vietbaocaothuctap.net
- Dịch vụ viết báo cáo tốt nghiệp tại Baocaothuctap.net
Marketing là gì?

1.1.1. Khái niệm về marketing
Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường, là làm việc với thị trường để biến những trao đổi tiềm năng thành hiện thực nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người.
Ở nước ta điều quan trọng hiện nay là làm cho mọi người nhất là lãnh đạo doanh nghiệp hiểu marketing vừa là khoa học vừa là nghệ thuật kinh doanh nhằm làm cho sản xuất kinh doanh phù hợp với mọi nhu cầu của thị trường theo đúng các triết lý của marketing nhưng cũng không phạm sai lầm vì quá đề cao vô lý vai trò chức năng của marketinh.
Từ nhận thức đó, các doanh nghiệp cần ổ chức hợp lý các hoạt động marketing trong hoạt động kinh doanh của mình.
Việc thành lập phòng kinh doanh, phòng marketing trong cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp là sự cần thiất và cấp bách hiện nay. Điều cần nhấn mạnh ở đây là khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường thì phòng kinh doanh, phòng marketing ở các doanh nghiệp phải được coi là bộ phận chủ yếu trong bộ máy điều hành doanh nghiệp.
Phòng marketing có thể trực thuộc giám đốc doanh nghiệp hoặc phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hoạt động marketing được tổ chức thành bộ phận trong phòng kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lý.
[Tác giả PGS. TS. Nguyễn Bách Khoa (2010) Giáo trình Marketing thương mại. Nhà xuất bản giáo dục]
Marketing có vai trò như thế nào?
1.1.2. Vai trò của marketing
Marketing là làm thích ứng sản phẩm của doanh nghiệp với mọi nhu cầu thị trường. Vai trò này nói lên marketing không làm công việc của nhà kĩ thuật, nhà sản xuất nhưng nó chỉ ra cho các bộ phận kỹ thuật và sản xuất cần phải sản xuất cái gì ? sản xuất cho ai ? sản xuất như thế nào ? sản xuất ra khối lượng bao nhiêu và đưa ra thị trường khi nào.
Vai trò phân phối của marketing : Tức là toàn bộ các hoạt động nhằm tổ chức sự vận đọng tối ưu sản phẩm hàng hoá từ sau khi nó được sản xuất ra cho đến tay người tiêu dùng.
– Vai trò tiêu thụ hàng hoá.
Vai trò này có thể tóm tắt thành 2 hoạt động cơ bản là :
+ Kiểm soát giá cả hàng hoá
+Quy định các nghiệp và các nghệ thuật bán hàng.
Vai trò khuyến mại. Với vai trò này marketing phải thực hiện các nghiệp vụ : Quảng cáo, xúc tiến bán hàng, sản phẩm sản phẩm….
[Nguyễn Cao Văn, 2007, “Giáo trình Marketing quốc tế”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục]
Marketing có mục tiêu và chức năng gì?
1.2.1 Mục tiêu marketing
Thỏa mãn khách hàng: là vấn đề sống còn của công ty. Các nỗ lực marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng , làm cho họ hài lòng, trung thành với công ty, qua đó phục vụ thêm khách hàng mới.
Chiến thắng trong cạnh tranh: giải pháp marketing giúp công ty đối phó với các thách thức cạnh tranh, đảm bảo vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Lợi nhuận lâu dài: marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp công ty tích lũy và phát triển. Sự trung thành của khách hàng liên quan mật thiết với khả năng sinh lợi của công ty trong hiện tại và tương lai.
1.2.2. Chức năng marketing
Làm thích ứng nhu cầu sản phẩm với khách hàng: thông qua việc nghiên cứu khách hàng, các thông tin khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hay quyết định không mua của khách hàng, các nhà sản xuất kinh doanh đã tạo ra sản phẩm, hàng hóa làm hài lòng khách hàng ngay cả khách hàng khó tính nhất. Nhu cầu của khách hàng ngày nay đã khác nhiều với trước kia, nếu trước kia nhu cầu của người tiêu dùng là vật phẩm làm thõa mãn nhu cầu thiết yếu, sinh lý thì ngày nay ngoài yếu tố trên thì hàng hóa còn thỏa mãn những nhu cầu cao hơn như: nhu cầu tự thể hiện mình, tâm linh, trình độ kiến thức, cấp bậc…
Chức năng phân phối: chức năng phân phối bao gốm tất cả các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hóa từ khi nó kết thúc quá trình sản xuất cho tới khi giao cho cửa hàng bán lẻ hoặc giao trực tiếp cho người tiêu dung. Thông qua chức năng này, những nhà tiêu dùng trung gian tốt sẽ có cơ hội phát triển, ngoài ra nó còn dẫn khách hàng về thủ tục đăng ký liên quan đến quá trình mua hàng, tổ chức vận chuyển chuyên dụng, hệ thống kho bãi dự trữ bảo quản hàng hóa. Đặc biệt, chức năng phân phối có thể phát hiện sự trì trệ , ách tắt kênh phân phối có thể xảy ra trong quá trình phân phối.
Chức năng tiêu thụ hàng hóa: marketing xác định chiến lược giá, tổ chức hoàn thiện hệ thống, xây dựng và thực hiện các kỹ thuật, kích thích tiêu thụ như quảng cáo, xúc tiến bán hàng…
Chức năng yểm trợ: thông qua việc hỗ trợ khách hàng, marketing giúp cho doanh nghiệp thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng và là công cụ cạnh tranh hiệu quả khi việc tối ưu chi phí dẫn đến việc khó có khả năng cạnh tranh bằng giá. Các hoạt động yểm trợ có thể kể đến như: khuyến mãi, tham gia các hội chợ triển lãm, và nhiều hoạt động sản phẩm khách hàng khác.