Tham khảo: Các hình thức huy động vốn tại Ngân hàng, HAY NHẤT

Dưới đây, Admin chia sẻ đến các bạn sinh viên Tài chính ngân hàng một tài liệu tham khảo: Các hình thức huy động vốn của ngân hàng hiện nay. Đặc biệt là các bạn chọn chủ đề báo cáo thực tập Huy động vốn tại ngân hàng.

Ngoài ra, Admin còn chia sẻ nhiều Danh sách đề tài báo cáo thực tập tại Website: Vietbaocaothuctap.net, các bạn hãy tham khảm thêm tại đấy nhé!

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng hiện nay

1.2.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi

1.2.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)

Loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu thanh toán qua ngân hàng các khoản chi trả trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy, TK này còn được gọi là TK tiền gửi thanh toán. TK tiền gửi thanh toán luôn có số dư Có, tuy nhiên nếu sử dụng hình thức thấu chi tài khoản thì TK này có thể dư Có hoặc dư Nợ (nên còn được gọi là TK vãng lai)

* Thủ tục mở tài khoản tiền gửi thanh toán:

– Khách hàng cá nhân: điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy CMND.

– Khách hàng tổ chức: điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký và mẫu con dấu của người đại diện, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản.

– Khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điền và nộp giấy đề nghị mở tài khoản đồng chủ sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng chung của các đồng chủ tài khoản.

*  Đặc điểm:

–  Khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư TK.

– Khách hàng được hưởng các tiện ích thanh toán.

– Ngân hàng không cấp sổ cho khách hàng như tiền gửi tiết kiệm do số dư TK luôn luôn biến động, phức tạp đối với việc cập nhật trên sổ

– Không trả lãi hoặc trả với lãi suất thấp vì ngân hàng phải thường xuyên thu và chi trả theo yêu cầu của khách hàng nên tốn kém về chi phí kiểm đếm, bảo quản…

– Lãi nhập vốn vào cuối tháng.

– Khách hàng được mở CIF và cung cấp số tài khoản.

– Cách tính lãi phải trả: theo phương pháp tích số

Tiền lãi = Tổng tích số dư được tính lãi * lãi suất năm/360

Trong đó: tích số dư được tính lãi = Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư

1.2.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là những khoản tiền gửi có kỳ đáo hạn cố định cho một số tiền nhất định nào đó. Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi, lãi suất được các ngân hàng ấn định tùy thuộc vào thời hạn gửi và thường thay đổi theo thời kỳ. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh nên được ngân hàng chi trả lãi cao hơn so với tiền gửi thanh toán.

* Thủ tục mở TK tiền gửi có kỳ hạn: Tương tự tiền gửi thanh toán.

Đặc điểm:

– Khách hàng chỉ được hưởng toàn bộ tiền lãi nếu rút tiền đúng kỳ hạn.

– Có thể rút tiền trước hạn nhưng không được hưởng lãi hoặc hưởng theo lãi suất thấp tùy theo quy định mỗi ngân hàng.

– Khách hàng được hưởng các tiện ích thanh toán.

– Được ngân hàng phát hành sổ tiền gửi, các ngân hàng thường quy định số tiền tối thiểu khi mở một sổ tiền gửi có kỳ hạn để bù đắp đủ các chi phí giao dịch ban đầu

– Ngân hàng có thể tính lãi trước, hoặc trả lãi theo tháng, hoặc trả lãi vào ngày đáo hạn theo yêu cầu của khách hàng

– Cách tính lãi phải trả:

Tiền lãi = Số dư tiền gửi * Lãi suất * Thời gian gửi

1.2.2. Huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm

1.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một loại sản phẩm mà ngân hàng cung cấp để giúp khách hàng tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng một khoản chi tiêu nào đó trong tương lai. Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lợi.

* Thủ tục mở TK tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Khách hàng điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn có kèm theo giấy CMND và chữ ký mẫu. Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng.

* Đặc điểm:

– Khách hàng có thể rút theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng.

– Lãi suất thấp do ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi.

– Khách hàng chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ (nộp và rút tiền mặt), không thực hiện được các giao dịch thanh toán.

– Lãi được tính vào cuối tháng và sẽ được nhập gốc nếu khách không đến lĩnh lãi. Cách tính lãi phải trả: theo phương pháp tích số

Tiền lãi = Tổng tích số dư được tính lãi * lãi suất năm/360 ngày (hoặc lãi suất tháng/30 ngày)

Trong đó:

Tích số dư được tính lãi = Số dư TK * Số ngày tồn tại số dư

1.2.2.2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.

Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi chọn hình thức tiền gửi này là lợi tức có được theo định kỳ, nên lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này. Mức lãi suất còn thay đổi tùy theo kỳ hạn gửi, loại đồng tiền gửi và tùy theo uy tín và rủi ro của ngân hàng nhận tiền gửi.

* Thủ tục mở TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tương tự tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

* Đặc điểm:

– Khách hàng chỉ được hưởng toàn bộ tiền lãi nếu rút tiền đúng kỳ hạn.

– Nếu rút trước hạn chỉ được hưởng lãi suất khác nhỏ hơn lãi suất đúng hạn (tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng).

– Ngân hàng có thể tính lãi trước, hoặc trả lãi theo tháng, hoặc trả lãi vào ngày đáo hạn theo yêu cầu của khách hàng.

– Khách hàng sẽ được ngân hàng cấp sổ tiết kiệm.

– Số dư ổn định theo từng kỳ hạn.

– Khi đáo hạn nếu khách hàng không đến lĩnh tiền và không có yêu cầu gì khác, ngân hàng sẽ nhập lãi vào gốc và mở cho khách hàng một kỳ hạn mới tương đương với kỳ hạn cũ theo mức lãi suất hiện hành.

 Cách tính lãi phải trả:

Tiền lãi = Số dư tiền gửi * Lãi suất * Thời gian gửi

1.2.2.3.  Các loại tiền gửi tiết kiệm khác

Ngoài ra, hầu hết các ngân hàng thương mại có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang, tiết kiệm tích góp, tiết kiệm lĩnh lãi bậc thang… với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

1.2.3. Huy động vốn bằng vàng: Chứng chỉ gửi vàng có kỳ hạn

Là hình thức huy động vốn mà khách hàng giao dịch gửi vàng tại ngân hàng. Khi nhận vàng của khách hàng, sau khi đã kiểm định khối lượng, chất lượng, căn cứ vào giá vàng trên thị trường tại thời điểm huy động tính ra đồng Việt Nam để hạch toán.

Thủ tục: Tương tự như hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Đặc điểm:

– Khách hàng chỉ được nhận toàn bộ lãi suất khi đến đúng ngày đáo hạn.

– Khách hàng sẽ không được hưởng lãi suất khi đến rút trước hạn.

– Khách hàng sẽ được cấp Chứng chỉ gửi vàng có kỳ hạn.

1.2.4. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

GTCG là chứng nhận của ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua.

Phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiết kiệm và phát hành trái phiếu là những phương pháp hữu hiệu để các ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn. Đây là loại nguồn vốn ổn định nhất của NHTM.

* Đặc điểm:

– Tính ổn định vững chắc: người mua kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu ngân hàng chỉ được hoàn vốn khi đáo hạn.

– Lãi suất (chi phí sử dụng vốn) thường cao hơn lãi suất tiền gửi định kỳ, do đó hấp dẫn hơn đối với khách hàng.

– Loại vốn này không được tái lập thời hạn như tiền gửi định kỳ, nhưng bù lại người sở hữu có thể thế chấp cầm cố cố để vay vốn tại ngân hàng.

Cách tính lãi:

Lãi = Mệnh giá * Lãi suất * (kỳ hạn)

1.2.5. Huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN

Các TCTD khác khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại NHTM. Qua tài khoản này, NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ chức kinh tế bình thường. Ngoài các TCTD, NHNN cũng có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay.

NHTM vay NHNN theo các loại sau: vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết khấu, tái chiết khấu các GTCG, vay cầm cố các GTCG, vay thanh toán bù trừ…

1.2.6. Huy động vốn từ các nguồn vốn khác

Bao gồm vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, vốn liên doanh, liên kết…bằng đồng Việt Nam hay bằng ngoại tệ của Chính phủ, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác giao cho NHTM sử dụng theo các mục đích chỉ định. NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc chuyển vốn qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng.

Ngoài ra, nếu trong quá trình viết báo cáo thực tập bạn gặp phải khó khăn hoặc có nhu cầu cần thuê người viết bài. Hãy liên hệ ngay Admin qua Zalo: 0973 2871 49 để Đội ngũ chăm sóc khách hàng của Admin tư vấn bạn nhanh nhất nhé!

* BQT TAILIEUMAU.NET - THƯ VIỆN TÀI LIỆU HỌC TẬP THÔNG BÁO:
Mọi thông tin về bài viết và những đóng góp vui lòng xin liên hệ: vancongk8sp@gmail.com hoặc 0948.498.186. Mời bạn thích trang Tailieumau.net – Thư viện báo cáo thực tập! trên Facebook và Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập tốt nghiệp để theo dõi các bài viết mới và cùng thảo luận với mọi người nhé.
Hãy cùng mình xây dựng một thư viện học tập dành cho các bạn sinh viên. BQT xin chân thành cảm ơn