Tailieumau.net xin chia sẻ với các bạn bài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng là Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên để làm mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Trích dẫn lời nói đầu để các bạn tham khảo:
Kiểm soát nội bộ (KSNB) là một thành phần không thể thiếu trong quản trị ngân hàng và là cơ sở đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn và vững mạnh. Một hệ thống vững mạnh có thể giúp đảm bảo cho ngân hàng đạt đƣợc các mục tiêu dài hạn, duy trì công tác báo cáo tài chính và báo cáo quản trị đáng tin cậy. Hoạt động KSNB giúp đảm bảo rằng ngân hàng sẽ tuân thủ luật pháp và các quy định, chính sách kế hoạch, các thủ tục v à quy tắc nội bộ, giảm thiểu rủi ro gặp phải và gây tổn hại đến danh tiếng của ngân hàng.Khác với các Ngân hàng Thƣơng mại là Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) hoạt động không phải vì lợi nhuận hàng đầu mà lấy hiệu quả kinh tế xã hội bằng việc sử dụng vốn tín dụng qua chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nƣớc đƣa lại làm mục tiêu hoạt động của mình. Vì vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội phải có một bộ máy đƣợc tổ chức và điều hành kỷ cƣơng khoa học với nguồn lực tài chính vững mạnh, chất lƣợng nguồn nhân lực cao nhằm tạo nên năng lực hoạt động mạnh mẽ.
Dù có vai trò khá quan trọng trong việc thực thi hệ thống chính sách xã hội của Nhà nƣớc, nhƣng việc cấp tín dụng cho ngƣời thuộc diện chính sách xã hội với mức lãi suất thấp không đủ bù đắp chi phí huy động; với khả năng xảy ra rủi ro lớn do ngƣời nghèo là những ngƣời năng lực tài chính yếu, khả năng tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức giản đơn … nếu không nhận đƣợc sự hỗ trợ thoả đáng về cơ chế và nguồn vốn của Nhà nƣớc sẽ không đảm bảo đƣợc khả năng sinh lợicủa Ngân hàng. Chi phí huy động vốn cao hơn lãi suất cho vay đối với ngƣời nghèo mà không đƣợc bù đắp chênh lệch lãi suất của Nhà nƣớc, hay các khoản tín dụng cấp ra không có khả năng thu hồi do ngƣời thuộc diện chính sách xã hội chƣa có kinh nghiệm và năng lực thiết yếu đảm bảo cho việc sử dụng vốn của họ là có hiệu quả,… là nguyên nhân dẫn tới rủi ro mất vốn, nợ quá hạn cao và kinh doanh thua lỗ đối với Ngân hàng. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng chính sách, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, trƣớc hết đòi hỏi ngân hàng chính sách phải có những biện pháp hữu hiệu. Mà biện pháp quan trọng nhất là Ngân hàng chính sách xã hội phải thiết lập đƣợc hệ thống KSNB một cách đầy đủ và có hiệu quả. Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống KSNB trong Ngân hàng Chính sách xã hội ở Việt Nam tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB, góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn công tác KSNB của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
– Đánh giá thực trạng công tác KSNB của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên, đánh giá mặt mạnh, mặt còn hạn chế của công tác KSNB tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên .
– Đề xuất định hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên, từ đó đƣa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Sử dụng số liệu thực tế từ năm 2010 đến năm 2013 của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên để phục vụ nghiên cứu đề tài.
3.2.3. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
– Đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng này luận giải có cơ sở khoa học về các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB của Ngân hàng CSXH tỉnh Thái Nguyên.
– Tạo cơ sở để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB.
– Đƣa ra các giải pháp thực hiện cụ thể, khả thi nhằm góp phần hoànthiện hệ thống KSNB.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, một số biểu bảng, hình vẽ, đồ thị, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung về hệ thống KSNB trong Ngân hàng.
Chƣơng 2: Các phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng hệ thống KSNB của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Các bạn vui lòng tải về để tham khảo chi tiết nhé!
TẢI TÀI LIỆU VỀ MÁY
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo mẫu báo cáo thực tập tài chính ngân hàng khác là: Báo cáo thực tập tài chính ngân hàng về huy động vốn dân cư đạt 9 điểm với cấu trúc và nội dung mới mẻ để các bạn viết báo cáo thực tập của mình được tốt nhất.
Ngoài ta, chúng tôi còn nhiều mẫu báo cáo thực tập là tài chính ngân hàng, y dược, bảo hiểm, nhân sự, kế toán, quản trị kinh doanh, marketing, báo cáo thực tập kế toán … để các bạn làm tài liệu tham khảo cho mình
Chúc các bạn làm báo cáo thực tập tài chính ngân hàng đạt kết quả tốt!
You must log in to post a comment.